Việt Nam với vùng địa lý được chia thành 3 vùng riêng biệt là Bắc – Trung và Nam. Trong đó miền Bắc gồm các tỉnh ở phía Bắc được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ là Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng. Để hiểu rõ hơn về các tỉnh miền Bắc hôm nay hãy cùng chicagomapfair.com tìm hiểu về bản đồ các tỉnh miền Bắc qua bài viết dưới đây nhé!
I. Bản đồ miền Bắc Việt Nam
Miền Bắc là một vùng địa lý ở phía Bắc Việt Nam với diện tích 116.134.3km2 chiếm tới 35% diện tích cả nước và phần lãnh thổ từ Hà Giang đến Ninh Bình. Chiều ngang Đông Tây là 600km vậy nên vùng này rộng hơn so với miền Trung và miền Nam.
1. Vị trí địa lý
Theo quan sát trên bản đồ các tỉnh miền Bắc thì vị trí địa lý của vùng này là:
- Phía Bắc giáp Trung Quốc
- Phía Tây giáp Lào
- Phía Đông giáp biển Đông
Địa hình phía Bắc cũng khá phức tạp với địa hình đồi núi, đồng bằng thềm lục địa và bờ biển. Cụ thể:
- Khu vực đồng bằng rộng lớn nằm ở lưu vực sông Hồng với diện tích khoảng hơn 15.000km2 chiếm 4.5% diện tích cả nước, đồng bằng với hình tam giác với đỉnh là Việt Trì và đáy là bờ biển phía đông.
- Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 40.000km2 cùng với sông Thái Bình là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 của Việt Nam.
- Khu vực Trung du miền núi có diện tích khoảng 101km2 chiếm 30.7% diện tích cả nước, địa hình ở đây cũng được đánh giá là khá hiểm trở với dãy núi cao kéo dài.
- Khu vực Đông bắc chủ yếu là núi thấp đồi nằm ven bờ biển Đông được bao bọc bởi các đảo và quần đảo lớn nhỏ.
2. Khí hậu
Về khí hậu thì Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao, nền khí hậu chịu ảnh hưởng từ lục địa Trung hoa chuyển qua và mang tính chất khí hậu lục địa. Toàn vùng phía Bắc với khí hậu cận nhiệt đới ẩm với 2 mùa rõ rệt là hè, đông. Đồng thời hằng năm cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.
Khí hậu vùng Bắc Bộ cũng phải hứng chịu nhiều tác động xấu của thời tiết khi trung bình hằng năm chịu từ 6 đến 10 cơn bão, áp thấp nhiệt đới gây ra lũ lụt ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
3. Dân số
Dân số của các tỉnh miền Bắc tính đến năm 2019 là 96.208.984 người. Trong đó khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông nhất có tới hơn 22 nghìn người.
Nơi này cũng có mật độ dân cư dày đặc nhất lên tới hơn 1000 người/km2. Dân số thành thị chiếm 29.2% dân số toàn Bắc Bộ và có tốc độ gia tăng mức cao.
Xem thêm:
- Khám phá bản đồ Tây Nguyên cùng các địa điểm du lịch nổi tiếng
- Các tỉnh miền nam gồm những tỉnh nào? Địa điểm du lịch nổi tiếng miền Nam
- Các tỉnh miền tây gồm những tỉnh nào? Du lịch các tỉnh miền Tây có gì?
II. Bản đồ các tỉnh miền Bắc
Theo bản đồ các tỉnh miền Bắc thì vùng Bắc Bộ được chia thành 3 tiểu vùng với 25 tỉnh thành phố:
- Vùng Đồng bằng Sông Hồng với 10 tỉnh và thành phố
- Vùng Tây Bắc Bộ gồm 6 tỉnh
- Đông Bắc Bộ có 9 tỉnh
1. Tây Bắc Bộ
Tây Bắc Bộ là khu vực trung du và miền núi, nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Các tỉnh thuộc vùng này cũng có đường biên giới chung với Lào và Trung Quốc. Tây Bắc Bộ có địa hình với nhiều dãy núi cao hiểm trở thuộc 6 tỉnh là Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La.
Nơi đây có dãy núi Hoàng Liên Sơn dài tới 180km, rộng 30km được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương với đỉnh núi Phanxipang.
Khí hậu ở Tây Bắc chính là yếu tố giúp du lịch phát triển khi những địa điểm du lịch thường mát mẻ quanh năm có nơi còn xuất hiện tuyết rơi vào mùa đông.
Một số địa điểm du lịch nổi tiếng của tiểu vùng Tây Bắc Bộ trong bản đồ các tỉnh miền bắc như: Sapa, Mộc Châu, Mù Cang Chải, Mai Châu,…
2. Đồng bằng Sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng hay khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình với 10 tỉnh thành trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương, 9 tỉnh và 16 thành phố thuộc tỉnh. Đây cũng là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam.
Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh thành: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình và Vĩnh Phúc.
Dân số vùng này hiện nay là 21.848.913 người năm 2021 chiếm tới 22.3% tổng số cả nước, bình quân khoảng 1450 người/km2.
Khí hậu nơi đây thuộc khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa một năm có 4 mùa xuân hạ thu đông. Nhiệt độ trung bình hằng năm nằm trong khoảng 22.5 – 23.5 độ C.
Một số địa điểm du lịch thuộc đồng bằng sông Hồng như Tam Đảo, chùa Hương, Tam Chúc, Tràng An, Cát Bà,…
3. Đông Bắc Bộ
Đông Bắc Bộ gồm có 9 tỉnh thành là Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh. Với địa hình chủ yếu là đồi núi và núi thấp, nơi đây được bao bọc bởi những hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, chiếm tới ⅔ lượng biển đảo của Việt Nam.
Tuy khu vực này nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm theo bản đồ các tỉnh miền bắc nhưng vì địa hình cao, có nhiều dãy núi cánh cung mở rộng nên nơi đây có thời tiết khá mát mẻ, có nhiều vùng có xuất hiện tuyết rơi vào mùa đông.
Một số địa điểm du lịch của vùng Đông Bắc Bộ phải kể đến như Thác Bản giốc, Cột cờ Lũng Cú, Hồ Ba Bể, Khu du lịch Tân Trào, Đền Hùng, vịnh Hạ Long,…
III. Một số thông tin thú vị về các tỉnh miền Bắc
Để hiểu rõ hơn về các tỉnh miền bắc thì hãy cùng xem một số thông tin thú vị về các tỉnh miền Bắc như:
- Tỉnh đông dân nhất miền Bắc: Hà Nội
- Tỉnh nhỏ nhất miền Bắc đồng thời diện tích nhỏ nhất Việt Nam: Bắc Ninh (diện tích 823,1 km2).
- Tỉnh lớn nhất miền Bắc: Sơn La (diện tích 14,125 km2)
- Tỉnh ít dân nhất miền Bắc: Bắc Kạn
- Tỉnh nhiều sông ngòi nhất miền Bắc: Lạng Sơn (hệ thống sông ngòi dày đặc gồm sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Trung, sông Hóa…)
- Tỉnh ở miền Bắc không có núi: Hưng Yên, Thái Bình
- Tỉnh có đường biên giới dài nhất: Cao Bằng với độ dài đường biên giới hơn 300km.
IV. Lời kết
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bản đồ các tỉnh miền Bắc được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí địa lý cũng như đặc điểm về vùng miền của các tỉnh Bắc Bộ. Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về Bản đồ để có thêm những thông tin hữu ích nhé!