Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở phần rìa của bán đảo Đông dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á. Vậy Việt Nam nằm ở bán cầu nào, đặc điểm địa lý, khí hậu ra sao. Cùng đọc ngay bài viết dưới đây của chicagomapfair để biết được câu trả lời chính xác nhé.
I. Lãnh thổ Việt Nam nằm ở bán cầu nào?
Xét theo bản đồ địa lý, lãnh thổ Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông dương và trung tâm khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc và Tây giáp với Trung Quốc, Campuchia, Lào, còn phí Đông và Nam thì giáp biển, gần các quốc gia Philippin, Malaysia, Brunei… Cụ thể như sau:
- Điểm cực Bắc thuộc tỉnh Hà Giang với hệ tọa độ là 23o23’B
- Điểm cực Nam thuộc tỉnh Cà Mau với hệ tọa độ 8o34’B
- Điểm cực Tây thuộc tỉnh Điện Biên với hệ tọa độ 102o09’Đ
- Điểm cực Đông thuộc tỉnh Khánh Hòa với hệ tọa độ 109o24’Đ
- Hệ tọa độ vùng biển nước ta kéo dài với khoảng 6o50’B và kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ trên Biển Đông.
Như vậy Việt Nam nằm ở bán cầu nào? Với vị trí tọa độ như trên, Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu, khí hậu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mậu dịch và gió mùa Châu Á.
1. Vùng đất
Vùng đất liền nước ta gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, tổng diện tích là 331.212km. Biên giới trên đất liên kéo dài hơn 4600km với các nước: phía Bắc giáp với Trung Quốc, có đường biên giới dài hơn 1400km; phía Tây giáp với Lào, có đường biên giới gần 2100km; phía Tây Nam giáp với Campuchia, có đường biên giới hơn 1100km.
Đường biên giới được xác định theo hình dạng đặc trưng như đường sống nủi, đường chia nước, khe sống, suối, đỉnh núi…
2. Vùng biển
Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2, với đường bờ biển kéo dài từ bắc vào nam chạy theo hình chữ S, dài khoảng 3260 km. Trên cả nước có 29/63 tỉnh, thành phố giáp với biển.
Các bộ phận hợp thành vùng biển là:
- Vùng nội thủy: đây là vùng nước tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở.
- Vùng lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền của gia trên biển, cách đường cơ sở 12 hải lý.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định với mục đích là đảm bảo việc thực hiện chủ quyền các nước ven biển như bảo vệ an ninh, kiểm soát thế quan… Vùng tiếp giáp lãnh hải cách đường cơ sở 24 hải lý.
- Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển mà nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế những vẫn để cho các quốc gia khác đặt dây cáp ngầm, ống dẫn dầu, tàu thuyền, máy bay đi lại theo đúng quy định của Công ước quốc tế. Vùng đặc quyền kinh tế nước ta rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa: là phần ngầm thường có độ sâu khoảng 200m. Đây là phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất thuộc phần lục địa mở rộng, kéo dài ra ngoài lãnh hải. Tại vùng thềm lục địa, nhà nước có quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực đó.
- Hệ thống đảo, quần đảo: Việt Nam có hơn 400 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ, diện tích rỏ. Nước ta có 1 quần đảo xa bờ Trường Sa và Hoàng Sa.
3. Vùng trời
Vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta. Như vậy, với thông tin về phạm vi, vị trí địa lý lãnh thổ nước ta trên đây, chắc chắn bạn đã biết được Việt Nam nằm ở bán cầu nào rồi đúng không. Tuy nhiên, khí hậu, thời tiết tại bán cầu đó ra sao, chúng ta tiếp tục theo dõi bài viết nhé.
II. Khí hậu, địa lý Bắc bán cầu
Việt Nam nằm ở bán cầu nào? Theo đó, Việt Nam nằm trọn vẹn ở Bắc bán cầu. Đây là nửa phía Bắc của Trái đất, bắt đầu từ đường xích đạo cho đến cực Bắc cho trái đất.
Khí hậu và địa hình tại Bắc bán cầu rất đa dạng. Vùng đất của Bắc bán cầu bao gồm toàn bộ Châu Á, Bắc Mỹ, Châu Âu và 1 phần Nam Mỹ, 2/3 Châu Phi và 1 phần rất nhỏ của châu Úc.
Mùa đông ở Bắc bán cầu kéo dài từ ngày 21/12 (tức đông chí) đến 20/3 (tức lập xuân). Còn mùa hè tính từ ngày 21/6 (tức hạ chí) đến ngày 21/9 (tức thu phân). Trong khoảng thời gian từ ngày 21/12 đến 20/3, bán cầu bắc nghiêng về phía mặt trời ít hơn, còn khoảng thời gian từ 21/6 đến 21/9 thì nghiêng về phía mặt trời nhiều hơn. Do đó, khí hậu của Bắc bán cầu được chia thành nhiều thời tiết, khí hậu khác nhau.
Các khu vực nhiệt đới có xu hướng mưa nhiều trong mùa hè và khô về mùa đông. Các quốc gia, khu vực ở phía Bắc của vòng cực Bắc sẽ có 1 số ngày trong mùa hè mà Mặt Trời không bao giờ lặn và một số ngày trong mùa đông mà Mặt Trời không bao giờ mọc.
Tại Bắc bán cầu thì từ thời điểm đông chí thì Mặt Trời có xu hướng lên cao hơn một chút về phía bắc mỗi ngày và lên cao nhất vào ngày hạ chí. Sau đó lại xuống thấp dần về phía nam và ngày xuống thấp nhất là đông chí.
Tại khu vực nhiệt đới, tùy theo vĩ độ mà sẽ có những ngày Mặt trời ở phương bắc của thiên đỉnh và những ngày phía nam thiên đỉnh. Trong những ngày này thì bóng nắng sẽ quy ngược chiều kim đồng hồ.
III. Đặc điểm thời tiết của Việt Nam
Có thể thấy, việc biết được Việt Nam nằm ở bán cầu nào sẽ giúp bạn xác định được đới khí hậu, thời tiết trên cả nước. Theo đó, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn, độ ẩm cao và nắng can hòa. Những khu vực gần với chi tuyến hoặc vùng núi cao thì khí hậu có tính chất ôn đới.
Khí hậu nước ta được chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô rét bắt đầu từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau; mùa mưa nóng khô bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ nước ta có sự thay đổi theo mùa rõ rệt nhất là ở miền Bắc, mức chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa lên đến 12 độ C. Còn các tỉnh phía nam, sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa mưa và mùa khô không đáng kể, chỉ khoảng 3 độ C.
Có thể thấy, với sự thay đổi của thời tiết từ Bắc vào Nam nên nước ta có nguồn dự trữ sinh vật phong phú, thảm thực vật luôn xanh tươi và giàu sức sống.
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn trả lời chi tiết câu hỏi Việt Nam nằm ở bán cầu nào. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức mới về địa lý, lãnh thổ và khí hậu của đất nước. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.