Trong thời gian gần đây, ở mỗi trận đấu bóng đá thường xuyên xuất hiện công nghệ var, nhất là các giải đấu lớn như World Cup hay Euro,…Vậy công nghệ var là gì? Nó được sử dụng như thế nào trong bóng đá? Hãy cùng chicagomapfair.com theo dõi bài viết dưới đây để cùng nhau đi tìm hiểu về công nghệ var và những điều cần biết về công nghệ này nhé!
I. Công nghệ var là gì?
VAR tên tiếng Anh là Video Assistant Referee, đây là công nghệ hỗ trợ trọng tài trong việc xác định rõ các pha phạm lỗi, việt vị hay bàn thắng,…mà trọng tài không thể quan sát được ở những góc khuất hay chưa quan sát kịp. Nó giúp cho trọng tài đưa ra được những quyết định chính xác nhất trong những trường hợp gây tranh cãi.
Công nghệ Var được thử nghiệm đầu tiên tại Anh và một số trận ở Đức và Ý. Năm 2018, lần đầu tiên công nghệ var được chính thức đưa vào sử dụng trong một kỳ World Cup. Tại đây, công nghệ Var cho thấy được khả năng tuyệt vời của mình khi mà nó giúp trọng tài có góc nhìn toàn cảnh và chính xác nhất về những tình huống xảy ra trong trận đấu. Chính bởi vậy, công nghệ Var đang dần được áp dụng ở hầu hết các giải đấu trên toàn thế giới.
II. Những trường hợp được áp dụng công nghệ Var
Theo như quy định của Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA, công nghệ Var chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định trong một trận đấu. Các tình huống đó là:
- Thẻ đỏ: Các hành vi bạo lực của cầu thủ trên sân sẽ được hạn chế bởi công nghệ Var. Tuy nhiên, công nghệ Var chỉ được áp dụng trong các trường hợp thẻ đỏ trực tiếp, thẻ vàng thứ 2 sẽ không được áp dụng.
- Những bàn thắng gây tranh cãi: Nếu trong một trận đấu, có một đội khiếu kiện về bàn thắng được ghi thì công nghệ Var sẽ vào cuộc, giúp trọng tài nhìn lại toàn cảnh quá trình ghi bàn. Thông qua Var ngay cả những lỗi nhỏ nhất như chạm tay, việt vị dù chỉ trong vài cm cũng đều có thể phát hiện ra. Từ đó, trọng tài sẽ xem xét lại bàn thắng và đưa ra quyết định cuối cùng.
- Penalties: Khu vực vòng cấm là nơi thường được sử dụng công nghệ Var nhiều nhất. Việc có quyết định thổi phạt penalty của trọng tài có thể được tiếp tục hay hủy bỏ sau khi tham khảo các hình ảnh từ Var. Từ đó, để trọng tài đưa ra được quyết định chính xác nhất.
- Nhận diện những quyết định sai lầm của trọng tài: Trong thực tế, không ít các tình huống mắc sai lầm của trọng tài khi đưa ra các quyết định trên sân bóng. Nhờ vào công nghệ Var, những sai lầm của trọng tài có thể được sửa chữa. Từ đó đảm bảo được những quyết định đưa ra của trọng tài công bằng và chính xác nhất.
III. Công nghệ Var được lắp đặt ở đâu?
Hệ thống Var thường được lắp đặt biệt lập. Nó có khả năng và quyền hạn truy cập vào mọi camera được lắp đặt trên sân bóng ở thời điểm đó. Vì vậy mỗi khi phát hiện lỗi, công nghệ này sẽ nhanh chóng thông báo cho trọng tài chính.
Khi trọng tài chính yêu cầu trích xuất camera ở phút thứ mấy, thì tổ trọng tài Var sẽ trích xuất video ở thời điểm đó ra màn hình chính ngay khu quản lý để trọng tài xem và đưa ra quyết định cuối cùng.
IV. Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ Var
Công nghệ Var có thể quan sát được tất cả các góc trên sân, giúp trọng tài có thể đưa ra được những quyết định chính xác nhất, nhờ đó các trận đấu bóng đá cũng có thể được diễn ra công bằng và chính xác hơn.
Tuy nhiên bên cạnh đó, công nghệ Var cũng có một số nhược điểm cần phải khắc phục chính là: làm gián đoạn, gây mất nhiều thời gian của trận đấu. Thế nhưng, đây là điều cần thiết để đảm bảo được tính công bằng trong bóng đá, tránh xảy ra các tình huống tranh cãi. Từ đó, giúp cầu thủ cũng như người hâm mộ cảm thấy hài lòng hơn với quyết định của trọng tài.
V. Công nghệ Var được hoạt động như thế nào?
Sau khi đã hiểu được khái niệm công nghệ Var là gì, chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu cách mà hệ thống này được vận hành như thế nào nhé.
Tại kỳ World Cup 2018 được tổ chức tại Nga, mỗi sân vận động đăng cai trận đấu sẽ được Liên đoàn bóng đá thế giới cho lắp đặt tổng cộng 33 camera. Trong số đó, có 8 camera quay siêu chậm được gọi là super slow motion và 4 chiếc camera khác thuộc dạng siêu siêu chậm (ultra slow motion). Tới vòng đấu knock out, được lắp đặt thêm 2 camera quay siêu siêu chậm nữa. Hai camera này được đặt tại phía sau cầu môn của mỗi đội bóng.
Không chỉ vậy, công nghệ này còn có 2 camera chuyên theo dõi những tình huống việt vị. Toàn bộ những tình huống diễn ra trên sân sẽ được các camera ghi lại và truyền hình trực tiếp tới trung tâm đặc biệt tại thủ đô Moskva được gọi là VOM. Nơi đây có tới 13 trợ lý video hay còn gọi là trọng tài phụ chờ sẵn để phân tích các dữ liệu được thu về.
Các trọng tài này sẽ tập trung quan sát các tình huống quay chậm để thông báo cho trọng tài chính mỗi khi phát hiện ra lỗi bị bỏ qua hoặc trường hợp trọng tài cần thêm ý kiến về các tình huống trên sân. Sau khi tham khảo ý kiến, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về trọng tài chính.
Như vậy trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu công nghệ Var là gì và những điều cần biết về công nghệ này. Hy vọng thông qua bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu hơn về Var cũng như cách vận hành chúng trong bóng đá. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết này.