SVĐ-lon-nhat-The-gioi
Kiến thức bóng đá

Top 15 sân vận động “lớn nhất Thế giới”

Lĩnh vực thể thao đang ngày càng được toàn bộ thế giới xem trọng và cùng với sự phát triển đó thì rất nhiều nước đã không ngại ngần mà chi ra những khoản tiền “khổng lồ” để liên tục cải tiến về quy mô cũng như trang thiết bị.

Và hôm nay hãy cùng Chicagomapfair.com chiêm ngưỡng top 15 sân vận động “lớn nhất thế giới” nhé.

1. Rungrado May Day 150.000 chỗ ngồi của Triều Tiên

Cái tên đầu tiên được nhắc đến trong danh sách này là Rungrado May Day của đất nước Triều Tiên và nằm ở địa phận Pyongyang, được khởi công vào năm 1989. Với kiến trúc trông tựa như một bông hoa đang nở khi được nhìn từ trên xuống, Rungrado May Day là một trong những sân vận động đẹp nhất  của thế kỷ trước.

Rungrado-May-Day-Trieu-Tien
Rungrado May Day (Triều Tiên – 150.000 chỗ ngồi)

Tên gọi của SVĐ này bắt nguồn từ hòn đảo Rungrado trên sông Taedong. Nơi đây đã từng lập kỷ lục chứa tới 190 nghìn lượt khán giả vào sân xem thi đấu năm 1995.

2. Salt Lake của Ấn Độ đứng thứ hai với 120.000 chỗ ngồi

SVĐ-Salt-Lake-An-do-lon-thu-2TG
Salt Lake của Ấn Độ đứng thứ hai với 120.000 chỗ ngồi

Salt Lake là sân đấu được dùng để tổ chức các trận đấu bóng đá và điền kinh. Sân vận động này xây dựng năm 1984 có thể chứa tới 120.000 người được thiết kế với kiến trúc 3 tầng cho khán giả có thể theo dõi các trận thể thao.

3. Sân đấu lớn nhất Đông Nam Á – Bukit Jalil

Bukit-Jalil-Malaysia
Sân đấu lớn nhất Đông Nam Á – Bukit Jalil

Sân vận động Bukit Jalil của Malaysia thuộc khu liên hợp thể thao quốc gia ,tọa lạc tại miền nam Kuala Lumpur. Bukt có tổng số chỗ ngồi lên đến con số 110.000 chỗ và trở thành sân đấu lớn nhất Đông Nam Á và xếp hạng 10 thế giới. Sân vận động này là nơi từng đón tiếp các đội bóng lớn ở châu Âu đến thi đấu. Không chỉ thế, đây còn là địa điểm được lựa chọn để đăng cai AFF Suzuki Cup 2014 và các trận trận chung kết FA Cup Malaysia, chung kết Cúp quốc gia.

4. Sân vận động “The Big House” – Michigan (Mỹ)

Michigan là sân vận động gắn với tên gọi “The Big House” (Ngôi nhà lớn) được xây dựng năm 1925 có sức chứa 72.000 người. Với mong muốn được phục vụ thêm nhiều cổ động viên hơn nữa nên sau vài lần tu sửa và mở rộng, Michigan đã cán mốc con số 109.901 người và trở thành một trong sáu sân vận động lớn nhất thế giới.

SVĐ-Michigan-My
Sân vận động “The Big House” – Michigan (Mỹ)

5. Sân vận động Beaver (Mỹ – sức chứa 107.282 người)

SVĐ-Beaver-My
Sân vận động Beaver (Mỹ – 107.282 chỗ ngồi)

Kiến trúc sư xây dựng Beaver là Michael Baker Jr./ Populous. Năm 1960, Beaver chỉ  có thể cung cấp được 46.284 chỗ ngồi, nhưng sau thời gian quyết định đầu tư thêm để mở rộng thì con số này đã được tăng lên thành 107.282. Beaver thuộc sở hữu của CLB Penn State Nittany Lions, trường đại học Park, Pennsylvania.

6. Sân vận động Estadio Azteca (Mexico- chứa tới 105.000 CĐV)

Estadio Azteca là sân vận động nằm ở ngoại ô Santa Ursula của Mexico xây dựng với mục đích phục vụ Olympics 1968. Nơi đây được xem là sân nhà của CLB Club America và cũng là thánh địa của đội tuyển Quốc gia. Estadio Azteca là địa điểm được hai lần lựa chọn để tổ chức World Cup vào các năm 1970, 1986.

Estadio-Azteca-Mexico-SVĐ-lon-cua-TG
Estadio Azteca (Mexico – 105.000 chỗ ngồi)

7. Sân vận động Ohio (Mỹ – sức chứa lên tới 104.900 người)

Được bắt đầu xây dựng từ năm 1922 là sân nhà của đội bóng bầu dục Ohio State Buckeyes và sau nhiều lần sửa lại thì nó có thể chứa được 104.900 người. Ngoài  việc tổ chức các bộ môn thể thao thì Ohio cũng là nơi được lựa chọn để diễn ra các buổi biểu diễn ca nhạc của Mỹ có quy mô lớn

SVĐ-Ohio-My
Sân vận động Ohio (Mỹ – sức chứa lên tới 104.900 người)

8. Neyland (Mỹ – 102.455 chỗ ngồi)

Sân vận động Neyland tọa lạc tại Knoxville, bang Tennessee,Mỹ sân nhà của đội bóng bầu dục Tennessee Volunteers này có thể chứa được 104.079 cổ động viên. Khời công từ năm 1921, Neyland đã đổi mình qua 16 dự án mở rộng để có sức chứa kể trên.

SVĐ-Neyland-My
Neyland (Mỹ – 102.455 chỗ ngồi)

9. Sân vận động Bryant-Denny (Mỹ – chứa tới 101.821 cổ động viên)

Sân vận động này được xây dựng tại Tuscaloosa, bang Alabama, Hoa Kỳ, Bryant-Denny được đưa vào vận hành lần đầu tiên năm 1929. Cái tên Denny để tỏ lòng kính mến của người dân bang Alabama dành cho cựu thống đốc George Hutchenson Denny.

SVĐ-Bryant-Denny-My
Sân vận động Bryant-Denny (Mỹ – chứa tới 101.821 cổ động viên)

10. SVĐ Gelora Bung Karno (Indonesia – sức chứa tối đa lên đến 100.800 chỗ)

Gelora Bung Karno được đặt ở trung tâm thủ đô Jakarta của Indonesia. Sân vận động này đã lấy tên vị tổng thống đầu tiên của đất nước này, Sukarno.Gelora Bung Karno để đặt. Đây từng là địa điểm có sức chứa lên đến 100.800 chỗ và được lựa chọn để đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao châu Á hai lần vào năm 1962 và 2018

SVĐ-Gelora-Bung-Karno-Indonesia
SVĐ Gelora Bung Karno (Indonesia – sức chứa tối đa lên đến 100.800 chỗ)

11. Darrell K. Royal-Texas Memorial (Mỹ, 100.119 chỗ ngồi)

Trước khi được gọi với cái tên Darrell K. Royal-Texas Memorial  thì sân vận động này còn được gọi với cái tên khác như là là War Memorial Stadium, Memorial Stadium, Texas Memorial Stadium. Sức chứa của sân này lên tới 100.119 chỗ ngồi.

Darrell-K.Royal-Texas-Memorial-My
Darrell K. Royal-Texas Memorial (Mỹ, 100.119 chỗ ngồi)

12. Melbourne Cricket Ground (Australia, sức chứa 100.018 người)

Là một trong những sân vận động lâu đời nhất trên thế giới, Melbourne Cricket Ground được đưa vào sử dụng từ năm 1853. Sân này có thể chứa 100.018 cổ động viên, tuy nhiên đây là con số sau nhiều lần cải tạo và thu hẹp, còn lúc đầu nó thể chứa được 130.000 người.

SVĐ-Melbourne-Cricket-Ground-Australia
Melbourne Cricket Ground (Australia, sức chứa 100.018 người)

13. SVĐ Wembley (Anh – 100.000 chỗ ngồi)

Sân vận động Wembley Anh nằm ở London, đây chính là sân nhà của đội tuyển Anh và  chắc cái tên này chắc chắn không còn xa lạ với các CĐV bóng đá trên thế giới bởi đây là nơi diễn ra nhiều trận đấu đỉnh coao của bóng đá thế giới như CK Champions League hay FA Cup. Wembley là sân đấu lớn thứ 2 tại Châu Âu (sau Camp Nou) với sức chứa được tối đa 100.000 cổ động viên. SVĐ còn được xem lf một trong những sân vận động hiện đại nhất thế giới với tổng kinh phí xây dựng lại cực lớn lên tới 757 triệu bảng (1,1 tỉ USD) trong khoảng thời gian từ năm 2002 – 2007.

SVĐ-nuoc-anh-Wembley
SVĐ Wembley (Anh – 100.000 chỗ ngồi)

14. Camp Nou (Tây Ban Nha -sức chứa 99.354 chỗ ngồi)

Sân Camp Nou trong quá khứ đã từng có sức chứa tối đa lên tới 121.749 cổ động viên. Tuy nhiên sau khi quyết định sửa sang và thu hẹp 3 lần thì sức chứa của san đã giảm xuống còn 99.354 chỗ. Nhưng đến năm 2017, BLĐ Barca đã chi ra số tiền lên tới 600 triệu euro để nâng cấp sân vận động này thêm nhiều tiện nghi khác cũng như nâng sức chứa lên 105 nghìn.

Camp Nou-Tay-Ban-Nha
Camp Nou (Tây Ban Nha -sức chứa 99.354 chỗ ngồi)

15. Azadi Stadium (Iran – sức chứa 95.225 cổ động viên)

Được Iran đưa vào sử dụng từ năm 1973, Azadi Stadium chỉ cần một chút may mắn nữa thì đây đã là nơi diễn ra những sự kiện chính của Thế vận hội Olympic được tổ chức vào năm 1984, nhưng vì một số lý do phức tạp liên quan đến chính trị nên quốc gia Hồi giáo này đã mất quyền đăng cai.

SVĐ-Azadi-Stadium-Iran
Azadi Stadium (Iran – 95.225 chỗ ngồi)

Trên đây là 15 sân vận động được xem là có quy mô lớn trên thế giới. Và như chúng ta đã thấy thì nếu có danh hiệu “quốc gia có nhiều sân vận động hoành tráng nhất” thì chắc chắn Mỹ sẽ được xướng tên đầu tiên.

Bạn đọc hãy để lại bình luận cho Chicago-map biết rằng bạn thấy sân vận động nào khiến bạn ấn tượng nhất nhé!

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *