Tong-quan-day-du-ve-dat-nuoc-Viet-Nam
Bản đồ

Tổng quan đầy đủ nhất về đất nước Việt Nam

Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia với giải đất hình chứ S nằm ở cực đông của bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Với khoảng 96,2 triệu dân (năm 2019), Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực Đông – Nam Á và thứ 15 trên thế giới.

Thông tin cơ bản

Diện tích: 331.211,6 km²

Dân số: 96,2 triệu người (năm 2019)

Thủ đô: Hà Nội

Đơn vị hành chính: Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố.

Kinh tuyến: 102º 08′ – 109º 28′ đông

Vĩ tuyến: 8º 02′ – 23º 23′ bắc

Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

Địa hình: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi;

Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).

Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa;

Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng.

Đơn vị hành chính: Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố.

Tổng quan đầy đủ về Việt Nam

1. Vị trí địa lý:

Việt Nam là một nước nằm ở phía đông bán đảo Đông dương có tổng diện tích là 331.690 km2, phía bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía tây tiếp giáp Lào và Campuchia, phía đông tiếp giáp Biển Đông, phía đông và nam tiếp giáp Thái Bình Dương. Ở vị trí này, Việt Nam là một đầu mối giao thông quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Viet-Nam-Vi-tri-dia-ly
                                                                       Vị trí địa lý của Việt Nam

2. Khí hậu và tài nguyên:

Đặc trưng của khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, có số ngày nắng, lượng mưa, và độ ẩm cao. Mặc dù nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, Việt Nam có khí hậu đa dạng do sự khác biệt về kinh tuyến và vĩ tuyến. Mùa đông có thể sẽ rất lạnh ở miền bắc, trong khi đó ở miền nam lại có nhiệt độ vùng cận xích đạo, ấm áp quanh năm.

Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản. Nằm sâu trong lòng đất là những loại đá quý hiếm, than, và nhiều loại khoáng sản có giá trị như thiếc, kẽm, bạc, vàng, và antimon. Cả trong đất liền cũng như ngoài biển khơi đều có dầu và khí đốt với trữ lượng rất lớn.

3. Con người và ngôn ngữ:

Việt Nam có trên 80 triệu dân với 54 dân tộc khác nhau. Người Việt (hay Kinh) chiếm 80% dân số. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống ở Việt Nam đồng thời là  phương tiện để gắn kết cho một cộng động vững mạnh. Nhiều tiếng nước ngoài như tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức được sử dụng trong giao dịch quốc tế.

4. Tôn giáo:

Tôn giáo chủ yếu ở Việt Nam là Tam Giáo đặc trưng bởi sự phức tạp pha trộn tôn giáo ở vùng Đông Á giữa Phật giáo Đại thừa, Khổng giáoĐạo giáo là các tôn giáo ngoại nhập. Ngoài các tôn giáo trên, còn có hai tôn giáo Cao ĐàiHoà Hảo– là các tôn giáo nội sinh.

Các cộng đồng thiểu số Thiên Chúa giáo chiếm khoảng 8% và đa số theo Thiên Chúa giáo La Mã, nhưng có một thiểu số nhỏ gồm những nhóm Tin Lành mới về sau này.

Một tập hợp lẫn lộn dòng Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Bashi đã bản địa hóa cũng được thi hành tín ngưỡng phần lớn bên trong dân tộc thiểu số Chàm, nhưng cũng có một số người thiểu số Việt Nam theo Đạo Hồi ở phía tây nam.

Ton-giao-Viet-Nam
                                                       Sự đoàn kết giữ các tôn giáo tại Việt Nam

5. Hệ thống hành chính:

Việt Nam là quốc gia theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền lựa chọn ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ gồm có các Bộ và Cơ quan ngang Bộ. Về đơn vị hành chính, Việt Nam có 64 tỉnh thành.

Uỷ ban Nhân dân và Hội Đồng Nhân dân các cấp là cơ quan quản lý nhà nước ở các tỉnh thành và các đơn vị hành chính thấp hơn.

6. Kinh tế:

Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, ASEAN.

Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương…

Kinh-te-Viet_Nam
                                         Sự phát triền vượt trội về kinh tế của Việt Nam

Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp.

Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.

Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao. GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm 2018, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *