Việt Nam có bao nhiêu dân số? Dân số Việt Nam đứng thứ mấy Đông Nam Á, châu Á và thế giới? Mật độ dân số ra sao?…Tất tần tật những thông tin liên quan sẽ được chicagomapfair trả lời chi tiết trong bài viết sau đây.
Dân số tức là số người sinh sống trên lãnh thổ của một Quốc Gia. Dân số Việt Nam là số người đang sinh sống tại 63 tỉnh thành trên cả nước, từ Bắc vào Nam, tính cả ở những huyện đảo hay vùng núi, biên giới giáp ranh,…
I. Dân số Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
1. Số dân Việt Nam năm 2021 và tương lai
Năm 2010, Việt Nam có khoảng 80,9 triệu dân. Vậy các bạn có biết dân số Việt Nam là bao nhiêu tính đến năm nay không? Năm 2021 nước ta đã lên đến khoảng 98 triệu người, đứng thứ 15 trên thế giới với mật độ 317 người/ knm; tổng diện tích đất liền là 310. 060 km2. Như vậy trung bình cứ 1 năm thì tăng thêm khoảng 1 triệu người.
Dự kiến năm 2021 sẽ tăng khoảng 800.000 nghìn người, đạt gần 99 triệu người vào đầu năm 2022. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên được dự báo là dương mạnh do tỷ lệ sinh nhiều hơn tỷ lệ chết. Giả sử tình trạng di cư không đổi ( tức người Việt Nam rời quê hương đi định cư nhiều hơn số người nước ngoài sang đây sinh sống) thì dân số Việt Nam sẽ giảm được khoảng 82.000 người.
Theo ước tính của …, dân số Việt Nam năm 2021 sẽ thay đổi cụ thể như sau:
– Trung bình một ngày có khoảng hơn 4 nghìn trẻ em được sinh ra
– Trung bình mỗi ngày có khoản 1.700 người chết đi
– Trung bình mỗi ngày có khoảng 226 người di cư
thì dân số Việt Nam sẽ tăng khoảng 2 nghìn người/ ngày trong năm 2021.
Dự tính câu trả lời cho “Dân số Việt Nam là bao nhiêu” vào năm 2025 sẽ là 101 triệu người, năm 2030 sẽ là 104 triệu người, năm 2035 sẽ là 106 triệu người, năm 2050 sẽ là 109 triệu người và vẫn xếp thứ 16, 17 của thế giới.
2. Mật độ dân số Việt Nam
Mật độ dân số tức là số người sinh sống trên một đơn vị Km2. Con số này được tính bằng cách lấy số dân chia cho tổng diện tích đất của Việt Nam (Tổng diện tích gồm diện tích đất + diện tích nước được tính theo đường bờ biển, biên giới và giáp ranh). Ở Việt Nam, mật độ dân số dày đặc, 317 người/km2, cũng xếp vị trí cao trên thế giới.
3. Cơ cấu dân số của Việt Nam
Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ. Tỷ lệ người dưới độ tuổi lao động nhỏ; tỷ lệ người trong độ tuổi lớn và tỷ lệ người trên độ tuổi lao động nhỏ. Cụ thể, theo bảng số liệu thống kê năm 2017, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chỉ chiếm 25%, tỷ lệ người trên độ tuổi lao động chỉ 5% còn lại 70% là tỷ lệ người đang ở trong độ tuổi lao động.
II. Dân số Việt Nam tạo ra cơ hội và thách thức nào?
1. Những thuận lợi về dân số Việt Nam
Với gần 100 triệu dân đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của nước ta.
– Dân số đông tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn, tạo thời cơ để các chủ doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh, cung cấp sản phẩm, dịch vụ, trang thiết bị cho dân. Có ý kiến cho rằng chỉ cần có sản phâm gì đó chỉ cần cung cấp được 1% cho dân thì bạn đã là triệu phú đô la rồi.
– Cơ cấu dân số trẻ, tức số người trong độ tuổi lao động cao tạo ra nguồn lao động dồi dào với lượng nhân công rẻ, không phải thuê người nước ngoài. Thực tế cho thấy, chỉ có lao động Việt Nam xuất khẩu nước ngoài nhiều và được trả với giá rẻ mạt, chỉ hơn nhau ở việc quy đổi đồng tiền mà thôi. Ngược lại, những người nước ngoài sang Việt Nam làm việc đa số là những nhà đầu tư và dĩ nhiên khi sang đây thì đồng lương của họ rất cao so với đất nước sở tại, cuộc sống sung túc hơn ở “Tây” rất nhiều.
– Chính vì thị trường tiêu thụ rộng lớn và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao nên là điều kiện thuận lợi để thu hút những nhà đầu tư nước ngoài từ đó làm bùng nổ mạnh mẽ về nền kinh tế ở Việt Nam.
2. Những khó khăn về dân số Việt Nam
Dân số Việt Nam đông tạo ra thuận lợi nhiều nhưng khó khăn cũng không ít, thậm chí nhiều chuyên gia còn cho rằng thách thức nhiều hơn cả cơ hội. Bởi lẽ:
– Dân số đông và ngày càng tăng trong khi diện tích đất không đổi sẽ là mối đe dọa lớn cho các thế hệ sau; không có chỗ ăn ở, giá đất tăng vọt, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt.
– Mật độ dân số dày đặc dẫn cùng với ý thức kém dẫn đến ô nhiễm môi trường nặng. Cả môi trương đất, nước, không khí đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.
– Dân số đông khiến cho vấn đề việc làm càng trở nên gay gắt. Tình trạng thất nghiệp, không có việc làm phổ biến ở nhiều nơi, nhất là ở khu vực nông thôn. Số người nhàn rỗi ở nông thôn dễ sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè,…Đây cũng chính là hậu quả của việc phân bố dân số không đều, tập trung đông đúc ở thành thị, thưa thớt ở nông thôn và vùng miền núi.
Tóm lại Việt Nam là Quốc gia có dân số đông, đứng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới, mật độ dân số dày đặc, tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tỷ lệ sinh nhiều hơn lệ tử, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, trình độ dân trí thấp, …Vẫn biết là dân đông tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế nhưng thách thức cũng không ít. Điều quan trọng là nhà nước cần có những chính sách phù hợp để xây dựng nền kinh tế bền vững, chẳng hạn như: nâng cao trình độ dân trí cho người dân, vận động bà con từ vùng đông dân về vùng thưa dân và hướng dẫn họ cách làm ăn để có ‘kế sinh nhai”,…