Bản đồ

Việt nam gia nhập WTO vào năm nào?

Việt Nam gia nhập WTO vào năm nào là cụm từ khóa được khá nhiều người tìm kiếm, nhất là những bạn học chuyên về địa lý, kinh tế. Bài viết dưới đây chicagomapfair sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn đầy đủ và chi tiết.

WTO là tổ chức thương mai thế giới được lập ra để giải quyết những vấn đề kinh tế toàn cầu dựa trên nguyên tắc hòa bình, hợp tác cùng phát triển, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi Quốc Gia. Trụ sở chính của WTO nằm ở Geneva của Thụy Sỹ.

Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, là thành viên thứ 150

I. Việt Nam gia nhập WTO vào năm nào?

Năm 2007, Việt Nam chính thức được gia nhập WTO, được trao thẻ thành viên sau quá trình dài gửi đơn và đàm phán. Kể từ đây, Việt Nam buộc thực hiện quyền và nghĩa vụ của “công dân”, đặc biệt phải không ngừng canh tân để có thể bắt kịp với xu thế của thời đại.

Năm gia nhập, Việt Nam là thành viên thứ mấy của WTO?

Trước đó, Việt Nam đã nỗ lực đám phán thành công việc được gia nhập với tổ chức thương mại thế giới này. Và đúng 17h ngày 7/11/2006, ông Eirik Glenne – chủ tịch WTO đã gõ búa xác nhận Việt Nam là thành viên thứ 150. Tuy nhiên, mọi hoạt động thì chính thức bắt đầu từ ngày 11 tháng 1 năm 2007.

II. Quá trình Việt Nam gia nhập WTO

Sau khi biết Việt Nam gia nhập WTO về năm nào chắc hẳn các bạn cũng muốn biết quá trình gian nan để có được kết thúc đó đúng không?

  • Tháng 1/1995: Ngay từ khi WTO mới được thành lập thì đại diện Việt Nam đã ngay lập tức gửi đơn trình lên Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ Na Uy để xin gia nhập.
  • Sau hơn 1 năm, vào 08/1996: Việt Nam nộp bị “Bị vong lục về chính sách thương mại“.
    Cũng trong năm 1996 Việt Nam tiến hành đàm phán Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA).
  • Năm 1998 đến năm 2000: Trong 2 năm triển khai 4 phiên họp với Ban Công tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7 năm 1998, tháng 12 năm 1998, tháng 7 năm 1999, và tháng 11-2000. Sau phiên họp, Việt Nam đã được xác nhận kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách cơ bản và bắt đầu sang đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
  • Tháng 7/2000: Việt Nam ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 11 năm 2001
  • Tháng 4/2002: Phiên họp lần thứ 5 với ban công tác bắt đầu được triển khai. Lần đầu tiên nước ta đưa ra bản chào về dịch vụ hàng hóa, chuẩn bị cho đàm phán song phương.
  • Năm 2002 – năm 2006: Tiến hành đàm phán song phương với một số quốc gia có yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan trọng.
  • Tháng 10/2004: Hoàn tất đàm phán song phương với EU – đối tác quan trọng lớn nhất.
  • Tháng 5/2006: Hoàn tất đàm phán song phương với Hoa Kỳ – đối tác cuối cùng trong 28 đối tác cần phải đàm phán.
  • Ngày 26 tháng 10 năm 2006: Cuộc đàm phán cuối cùng cũng hoàn tất. Hồ sơ của Việt Nam chính thứ được thông qua, tổng có 14 phiên họp tháng 07 năm 1998 đến tháng 10 năm 2006.
  • Ngày 07 tháng 11 năm 2006: Tại trụ sở của WTO ở Thụy Sỹ, Hội đồng tổ chức phiên học đặc biệt để kết nạp và trao thẻ thành viên của WTO cho Việt Nam. Pascal Lamy -Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Trương Đình Tuyển – Bộ trưởng Thương mại đã ký vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam, kết thúc 11 năm nỗ lực đàm phán đa phương cũng như song phương.
  • Ngày 11 tháng 1 năm 2007: Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chính thức được phê chuẩn, trở thành thành viên của tổ chức.
Trải qua 15 năm nỗ lực đàm phán, cuối cùng mới được ký kết

III. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO

1. Cơ hội

Khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường sẽ rộng mở, được sánh vai với các cường quốc kinh tế khác và vô số cơ hội mở ra:

– Vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội: là đầu mối giao thông rất quan trọng nối liền châu Úc sang Đại Dương, Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương – là nơi giao thoa để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới.

– Nguồn tài nguyên thiên nhiên: Do nguồn tài nguyên rộng lớn lại đa dạng, là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế , các vùng kinh tế trọng điểm.

– Thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn: Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ lại là nước đang phát triển nên cực kỳ thu hút với đối tác nước ngoài.

– Bên cạnh đó, Việt Nam gia nhập WTO còn tạo ra nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp nước nhà:

  • Bãi bỏ các thủ tục thuế quan, giảm bớt thủ tục hành chính
  • Kinh doanh bình đẳng và công bằng
  • Nguyên tắc minh bạch của WTO yêu cầu Nhà nước VN phải công khai luật lệ, chính sách và mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cơ sở để các chủ doanh nghiệp có chiến lược phát triển hợp lý.

2. Thách thức

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn tồn tại nhiều thách thức khi Việt Nam Gia nhập WTO bởi những cam kết hay những quy định của tổ chức:

  • Cạnh tranh về mẫu mã, giá thành gay gắt hơn do vấn đề mở cửa và hạ thuế.
  • Sự lỏng lẻo trong việc quản lý các doanh nghiệp Việt sẽ gây cản trở khi phải cạnh tranh với những công ty, xí nghiệp được tổ chức chặt chẽ, quy mô lớn.
  • Nguyên tắc trí tuệ trong WRO làm cho chi phí sản xuất,…

Quả thực, trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới là một niềm vinh hạnh, là bước ngoặt lớn đối nước ta. Bên cạnh những cơ hội thì luôn đi kèm với khó khăn thử thách. Điều quan trọng là nhà nước có những biện pháp kịp thời để giảm thiểu tối đa khó khăn và phát huy sức mạnh của cơ hội. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đủ những thông tin cần thiết cho các bạn.

Bạn cũng có thể thích..